Hiện nay có 3 công cụ cứu hộ máy tính phổ biến nhất và miễn phí mà các IT và các thợ sửa laptop máy tính hay sử dụng đó là DLC, Anhdv và NHV. Mỗi công cụ có những ưu nhược điểm khác nhau và sau đây mình xin xếp hạng chúng theo quan điểm cá nhân của riêng mình.
Top 1: NHV Boot 2021
NHV Boot 2021 là bộ công cụ cứu hộ máy tính chuyên nghiệp của Nguyễn Vương được dùng để tạo USB/HDD Box. NHV Boot 2021 với thiết kế hoàn toàn mới,dễ dùng và nhiều tính năng mới và đặc biệt cho anh em làm kỹ thuật hoặc với những người chỉ đơn giản là cài win, ghost hoặc backup máy, nhất là những máy đời mới khó cài đặt và phần cứng hiện đại hoàn toàn khác biệt mà công cụ cứu hộ phải bắt kịp xu thế.
Tính năng nổi bật của NHV Boot 2021
Hỗ trợ khởi động theo 2 chuẩn UEFI và Legacy phù hợp với mọi loại máy khác nhau, vượt qua Secure Boot dễ dàng
Tạo dễ dàng với bộ công cụ chuyên dụng Recovery Tool đi kèm và file dữ liệu nén định dạng iso hoặc rdr nhẹ chỉ 2.3GB. Có thể tạo boot bằng Rufus, một phần mềm rất quen thuộc với các IT
Hỗ trợ nhận ổ cứng máy tính sử dụng vi xử lýIntel Gen 11 khi cài win, chia phân vùng,…
Tạo lại WinPE một cách dễ dàng mà không bị mất dữ liệu đã lưu
Đã tích hợp sẵn Driver Serial IO hỗ trợ nhận Touchpad trên laptop Intel gen 11 và các đời máy cũ hơn, rất tiện lợi khi cài đặt các máy tính mỏng nhẹ và cao cấp không sử dụng cổng USB Type-A thông dụng.
Tốc độ load WinPE khá nhanh, ngang Anhdv 2019 và chậm hơn DLC boot
Thiết kế khác biệt hoàn toàn so với các công cụ cứu hộ đang có với giao diện Lightningz, từ hình nền đến các icon đều bo tròn cá tính, giao diện ở các App, Windows Explorer được thiết kế đồng bộ hợp thời đại
Boot menu được thiết kế theo phong cách hiện đại, màu sắc, đường nét tươi mới.
Nhận mạng LAN và Wifi rất tốt, duyệt Web thoải mái với Google Chrome được tích hợp sẵn
Có nhận Camera và Micro, tiện lợi cho việc test laptop
Có thể boot với các máy tính yếu bằng bản Win10PE 1709 x86 được tích hợp sẵn
Các điểm chưa ổn của NHV Boot 2021
Chưa thể đưa các App thường sử dụng ra màn hình chính, các ứng dụng quan trọng và cần thiết đối với đa phần người sử dụng cũng chưa được đưa đầy đủ ra màn hình Desktop cho tiện thao tác
Top 2. Anhdv Boot 2019
Anhdv Boot 2019 là một bộ cứu hộ máy tính chuyên nghiệp được ra mắt vào giữa năm 2019 bởi tác giả Đặng Văn Anh, bao gồm đầy đủ các công cụ cứu hộ khi máy tính gặp lỗi phần mềm, kiểm tra lỗi phần cứng.
Ưu điểm của Anhdv BOOT 2019
Hỗ trợ boot trên cả 2 chuẩn UEFI và Legacy, vượt qua Secure Boot một cách dễ dàng
Chứa tới hơn 100 phần mềm cứu hộ quan trọng và vô cùng cần thiết cũng như nhiều công cụ khác cho nhiều mục đích khác nhau và có nhiều lựa chọn phục vụ cho sở thích của từng cá nhân
Nhận phần cứng tốt với đa phần các máy tính hiện nay, Wifi, LAN đều ổn, Touchpad máy được máy không nhưng đa số là được
Các công cụ phổ biến hay sử dụng được tác giả đặt ngay tại màn hình Desktop rất tiện lợi
Bộ công cụ có sẵn Mini Windows 10 32/64 (Win10PE) và hoàn toàn có có thể tích hợp thêm các bộ WinPE khác nếu cần
Các công cụ thường dùng có thể chạy trực tiếp trên nền Dos một cách nhanh chóng: MiniTool Partition Wizard, Partition Guru, Memtest, HDD regenerator, Active Password Changer,…
Hỗ trợ boot và cài đặt hệ điều hành ubuntu, kali linux
Điểm chưa ổn của Anhdv Boot
Tạo USB Boot phức tạp hơn DLC và NHV Boot, tốc độ boot chậm.
Giao diện một màu chưa thực sự ấn tượng
Top 3. DLC Boot 2019 V3.6
DLC Boot từ lâu đã nổi tiếng trong các bộ công cụ cứu hộ máy tính vì nhiều ưu điểm, được rất nhiều người sử dụng. Tác giả Trần Duy Linh đã tạo nên một sản phẩm ấn tượng nhưng sau này, các công cụ boot khác đã thay đổi nhiều hơn để tạo nên thế mạnh riêng và có phần ưu việt hơn, rất nhiều người vẫn sử dụng DLC có thể do thói quen khó bỏ và nhu cầu không cần quá cao. Quan trọng dễ dùng là được.
Ưu điểm của DLC Boot
Tạo USB Boot rất nhanh và đơn giản, chỉ cần vài Click và đợi khoảng vài phút là xong. Khởi động WinPE cũng nhanh chóng
Giao diện khá ổn, khi khởi động hiển thị sẵn menu DLC trên màn hình Desktop rất tiện, các app được chia theo khối với icon to, dễ nhìn hơn so với Anhdv và NHV
Hỗ trợ Boot chuẩn UEFI trên ổ cứng khi đã cài win xong nhưng không thể chỉnh được Boot Menu trong BIOS để vào Windows vừa cài.
Các phần mềm cơ bản và hay dùng được tích hợp trực tiếp để chạy trên nền Dos nhanh và tiện lợi, không cần phải vào WinPE trước.
Chạy tốt trên các máy cấu hình thấp, có thể có nhưng hoạt động cơ bản như soạn thảo văn bản, nghe nhạc, xem phim. Khởi chạy ứng dụng nhanh.
Nhược điểm của DLC Boot
Có nhiều phần mềm nhưng một số phần mềm không hoạt động được
Phải để ý tên phân vùng để tránh mất dữ liệu khi tạo lại USB Boot
Chưa tương thích tốt với các máy đời mới Intel Gen 10, gen 11