Thu mua laptop cũ giá cao

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Tình trạng ổ C bị đầy do dung lượng trống còn lại quá ít là tình trạng thường xuyên gặp phải của người sử dụng. Nó gây ra nhiều hậu quả xấu, đầu tiên là việc mất thẩm mỹ và gây khó chịu khi sử dụng, thứ 2 là khiến cho hệ điều hành chạy chậm, giật lag, đôi khi là đứng hình và không thể khởi động được Windows. Không phải ai cũng có thể tự mình xử lý được nên mình xin hướng dẫn cách khắc phục đơn giản và hiệu quả nhất.

ổ c bị đầy

1.     Nguyên nhân

- Tải quá nhiều dữ liệu về máy

- Không xoá sạch file không sử dụng mà chỉ xoá theo cách thông thường là đưa vào thùng rác

- Cài nhiều phần mềm nặng và những phần mềm không cần thiết

- Lúc cài windows, người cài chia phân vùng C quá ít so với nhu cầu bình thường của người dùng

2. Cách khắc phục

Từ những nguyên nhân kể trên ta có thể đưa ra 3 hướng giải quyết cơ bản từ dễ đến khó

Hướng 1: Dọn dẹp phân vùng C bằng cách xoá sạch những dữ liệu không cần thiết

Hướng 2: Tăng dung lượng phân vùng C bằng cách chuyển dung lượng trống từ phân vùng khác sang

Hướng 3: Nâng cấp(lắp, thay thế) thêm ổ cứng hoặc sử dụng ổ cứng di động

3.     Chi tiết cách thực hiện

Hướng 1:

Bước 1: Xoá sạch dữ liệu trong thùng rác:

Nhiều người vẫn sai lầm khi nghĩ rằng đã nhấn Delete rồi và file không cần thiết sẽ bay vào thùng rác và xoá hoàn toàn khỏi máy. Nhưng thực tế lại không phải như vậy, dữ liệu trong thùng rác chỉ là xoá tạm thời và vẫn đang nằm trong phân vùng C và vẫn tốn dung lượng lưu trữ như những file chưa xoá. Để xoá hoàn toàn tệp tin khỏi máy tính ta chọn file cần xoá rồi nhấn tổ hợp Shift+Delete và nhấn Yes để đồng ý xoá.

Tại màn hình Desktop, mở thùng rác Recycle Bin rồi nhấn Ctrl+A rồi nhấn Delete, mọi dữ liệu trong đó sẽ bị xoá sạch khỏi máy tính của bạn.

Bước 2: Xoá File không cần thiết trong các thư mục cá nhân của người sử dụng như Desktop, Download, Documents, Music, Pictures, Videos. Vì chúng mặc định vẫn nằm trong phân vùng C

Bước 3: Xoá File tạm Temp của hệ điều hành

File tạm Temp chứa rất nhiều dữ liệu tạm không cần thiết khi ta cài đặt, khởi chạy hệ điều hành, các phần mềm.

Tại màn hình Desktop nhấn tổ hợp phím Windows+R, hộp thoại Run xuất hiện, ta gõ %temp% và nhấn OK. Xoá toàn bộ dữ liệu trong đó.

xóa dữ liệu

Bước 4: Gỡ các phần mềm không dùng tới hay không hữu ích như các phần mềm diệt virut miễn phí, các phần mềm dùng thử.

Tại màn hình Desktop chuột phải vào biểu tượng Window chọn cái đầu tiên là Apps and Features. Trỏ vào ứng dụng cần xoá và nhấn Unistall

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Lưu ý: Chỉ xoá những ứng dụng đã biết rõ về nó, tránh xoá nhầm các ứng dụng hệ thống hay Driver hỗ trợ phần cứng.

Hướng 2: Mở rộng dung lượng phân vùng C

Nếu Hướng 1 chưa tạo ra được hiệu quả cao thì mới làm theo Hướng 2, dĩ nhiên độ khó cũng sẽ tăng lên và cần nhiều Nơ ron thần kinh hơn. Tại đây cũng có 2 cách để giải quyết, ta có thể thao tác trực tiếp trên Windows mà không cài thêm phần mềm nào, hoặc sử dụng một phần mềm chuyên dụng của bên thứ 3 như MiniTool Partion Wizard hay AOMIE Partion Assistant. Do độ dài bài viết có hạn nên mình chỉ tạm hướng dẫn cách mở rộng dung lượng ổ C không cần phần mềm.

Cách sử dụng các phần mềm quản lý ổ cứng chuyên dụng như MiniTool Partion Wizard sẽ được trình bày đầy đủ trong một bài viết khác.

Giả định tình huống gặp phải thường xuyên nhất là phân vùng C đang đầy và phân vùng D có nhiều dung lượng lưu trữ nhưng lại đang chứa nhiều dữ liệu quan trọng.

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Cách thực hiện gồm 3 bước:

Bước 1: Tạo một phân vùng E được tách ra từ phân vùng D

Bước 2: Chuyển hết dữ liệu quan trọng sang phân vùng E vừa tạo

Bước 3: Xoá phân vùng D và gộp vào phân vùng C đang thiếu

Chi tiết:

Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng Windows chọn Disk Management, cửa sổ hiện ra cho biết thông tin về dung lượng và vị trí của các phân vùng trong ổ đĩa. Các phân vùng dung lượng nhỏ như EFI, Recovery, OEM, System Reverse,… là các phân vùng hệ thống nên không được phép đụng tới. Chỉ thực hiện trên các phân vùng C, D, E,…

Chuột phải vào phân vùng D chọn Shrirk Volume, tại ô thứ 3, ta viết dung lượng trống cần được tách ra, muốn tách khoảng 400GB thì viết 400.000 rồi nhấn Shrink, đợi một lát sẽ xuất hiện phân vùng Unallocated màu đen.

Tiếp tục chuột phải vào phân vùng Unallocated kể trên và chọn New Simple Volume, nhấn Next liên tục rồi Finish. Phân vùng E đã được tạo thành công như hình 4.

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Bước 2: Truy cập vào ổ D rồi Copy hoặc Cut hết dữ liệu sang ổ E và kết quả như hình dưới

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Bước 3: Tại cửa sổ Disk Management chuột phải vào phân vùng D chọn Delete Volume rồi nhấn Yes, phân vùng D sẽ bị xoá về Unallocated

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Chuột phải vào phân vùng C chọn Extend Volume, tại ô thứ 3 viết dung lượng cần gộp thêm vào ổ C, cần thêm vào ổ C khoảng 100GB thì viết 100.000 rồi nhấn Next. Muốn gộp toàn bộ lượng Unallocated thì chỉ cần nhấn Next liên tục không cần viết vào ô thứ 3. Dung lượng thừa không dùng tới ta tạo thêm 1 phân vùng nữa bằng cách làm tương tự như khi tạo phân vùng E.

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

 Kết quả như hình dưới đây. Thế là ta đã hoàn thành và cùng tận hưởng thôi nào, cơ bản thì rất là dễ nhưng chi tiết thì hơi khó nhớ.

Ổ C bị đầy, báo đỏ và cách khắc phục

Lưu ý: Ở những trường hợp khác như có nhiều phân vùng C, D, E, F,… và dữ liệu được phân bố khác nhau trên các ổ thì ta phải thể hiện năng lực tuỳ cơ ứng biến, dữ liệu cần được để tại các phân vùng ngoài cùng bên phảicủa ổ đĩa. Nếu không có dữ liệu gì quan trọng thì cứ Delete Volume rồi gộp cho nhanh.

Hướng 3: Nâng cấp(lắp, thay thế) thêm ổ cứng hoặc sử dụng ổ cứng di động

Đây là giải pháp cuối cùng phải thực hiện và tốn chi phí cao khi ta nhận ra rằng toàn bộ ổ đĩa đều đã đầy và không thể tăng thêm dung lượng được. Cứu cánh duy nhất là lắp thêm ổ cứng( nếu có khe lắp thêm) hoặc thay thế sang ổ có dung lượng lưu trữ cao hơn. Hay mua thêm ổ cứng di động để lưu dữ liệu cũng là một giải pháp ổn nhưng hơi cồng kềnh.

Chúc các bạn có thể thực hiện thành công. Biện pháp tốt nhất là khi mua máy tính cần mua máy có dung lượng ổ cứng lớn phù hợp với nhu cầu hoặc có khe nâng cấp thêm sau này. Thân!

Các tin tức khác
icon Cách chọn mua laptop mới phù hợp nhất
icon Các bộ công cụ cứu hộ máy tính tốt nhất 2021
icon Cách bảo vệ thư mục của bạn trên Windows 10/ Windows 11
icon Hướng dẫn tắt chế độ tự động cập nhật Win 10
icon Cách cài đặt Windows 11 trên máy tính của bạn ngay hôm nay
icon Mã hóa ổ cứng của bạn trên Windows 10, Windows 11 chỉ sau 5 bước đơn giản với Windows Bitlocker.
icon TPM là gì?
icon Cách cập nhật trình điều khiển (Driver) trên Windows 10, Windows 11.